GÓP Ý SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ - CÔNG TY TNHH LUẬT THẾ GIỚI LUẬT PHÁP

GÓP Ý SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ - CÔNG TY TNHH LUẬT THẾ GIỚI LUẬT PHÁP

GÓP Ý SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ - CÔNG TY TNHH LUẬT THẾ GIỚI LUẬT PHÁP

GÓP Ý SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ - CÔNG TY TNHH LUẬT THẾ GIỚI LUẬT PHÁP

GÓP Ý SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ - CÔNG TY TNHH LUẬT THẾ GIỚI LUẬT PHÁP
GÓP Ý SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ - CÔNG TY TNHH LUẬT THẾ GIỚI LUẬT PHÁP
  • DỊCH VỤ

    TƯ VẤN THƯỜNG XUYÊN

    TƯ VẤN THEO GIỜ

    TƯ VẤN TRỌN GÓI

    ĐÀO TẠO NỘI BỘ

GÓP Ý SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

PHẢI CÓ CƠ CHẾ ĐỂ BẢN ÁN ĐƯỢC TUYÊN TRÊN KẾT QUẢ TRANH TỤNG TẠI TÒA.

Luật sư Phùng Thanh Sơn

Công ty Luật TNHH Thế Giới Luật Pháp

Một bản án công minh sẽ củng cố và nâng cao uy tín cho ngành tư pháp và ĐCSVN. Và ngược lại, một bản án bất công sẽ bào mòn lòng tin của dân chúng vào hệ thống tư pháp và đảng cầm quyền. Có thể vì lẽ đó mà Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ cần phải: “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp…” .

Mặc dù Nghị quyết 48-NQ/TW được ban hành đã 10 năm và cũng đã nói rõ là phải lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án. Tuy nhiên, hiện tại BLTTDS chưa có bất kỳ quy định nào để đảm bảo rằng bản án được tuyên trên cơ sở tranh tụng tại tòa. Hiện tại Điều 238.4 BLTTDS chỉ quy định: “Trong phần nhận định của Tòa án phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. BLTTDS không buộc tòa án phải ghi nhận các căn cứ, lập luận của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của đương sự liên quan đến vụ án và cũng không buộc tòa phải đưa ra các căn cứ và lập luận để chấp nhận hay không chấp nhận các căn cứ, lập luận của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Chính vì vậy, trên thực tế không ít trường hợp tại phiên tòa luật sư cũng như các đương sự được hỏi, tranh luận thoải mái nhưng khi tuyên án thì những ý kiến, lập luận của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án lại không được tòa ghi nhận hoặc ghi nhận không đầy đủ trong bản án.

Để thể hiện việc “lắng nghe” và “phân tích” của mình, trong phần nhận định của các bản án, HĐXX thường đưa ra những câu rất chung chung và nghe có vẻ rất cầu thị, khách quan: “Sau khi nghe lời trình bày của Nguyên đơn/Bị đơn, Luật sư nguyên đơn/bị đơn……, HĐXX nhận thấy không có cơ sở để chấp nhận”.  Bản án cũng không nói rõ các đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đã trình bày những gì? Những nội dung trình bày đó không phù hợp với tài liệu, chứng cứ, lời khai nào và không phù hợp với điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật nào. Thậm chí có bản án HĐXX không căn cứ bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nội dung khi giải quyết vụ án mà chỉ “phán” theo cảm tính.

Mục đích cuối cùng mà chúng ta hướng đến khi sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự không phải là tạo ra sự dễ dàng thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mà mục đích cuối cùng của chúng ta là nhằm nâng cao chất lượng xét xử.  Theo tôi, muốn nâng cao chất lượng xét xử thì phải có biện pháp để đảm bảo bản án được tuyên dựa trên kết quả tranh tụng tại tòa như tinh thần Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đề ra. Muốn các bản án được tuyên dựa trên kết quả tranh tụng tại tòa thì phải làm cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa biết “sợ” khi mà bỏ sót các kết quả tranh tụng tại tòa. Muốn làm cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa “sợ” việc bỏ sót kết quả tranh tụng thì BLTTDS phải quy định rõ:

a.                 Bản án của tòa án phải:

(i)                ghi đầy đủ các luận điểm, luận cứ liên quan đến vụ án mà đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đưa ra tại phiên tòa; và

(ii)             Tòa án phải phân tích và phản biện từng luận điểm, luận cứ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để chấp nhận hoặc không chấp nhận các luận điểm, luận cứ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

b.                 Nếu bản án của tòa án không thể hiện đầy đủ các luận điểm, luận cứ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc (ii) Tòa án không phân tích, phản biện đầy đủ các luận điểm, luận cứ mà đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đưa ra tại phiên tòa để chấp nhận hoặc không chấp nhận luận điểm, luận cứ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì bị xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Có như vậy thì HĐXX mới thực sự lắng nghe những gì mà đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày tại tòa, vai trò luật sư mới được trả về đúng vị trí vốn có của nó. Các thẩm phán, hội thẩm nhân dân mới có động lực tự nghiên cứu trau dồi kiến thức để có thể phân tích và đi đến chấp nhận hoặc không chấp nhận các luận điểm, luận cứ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đưa ra tại phiên tòa.

Ngoài ra, nếu chúng ta luật hóa những nội dung trên thì sẽ giảm được tình trạng  tiêu cực [chạy án] trong ngành tòa án hiện nay. Hiện tại, trong nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật hình sự cũng đã quy định tội ra bản án trái luật (Điều 296 BLHS). Tuy nhiên, tội danh này chỉ đặt ra đối với lỗi cố ý. Do đó,  khi một bản án bị hủy, sửa thì có nhiều lý do để bảo chữa: nào là nguyên nhân khách quan, nào là thẩm phán cẩu thả trong việc thu thập đánh giá chứng cứ, nào là năng lực hạn chế….Chưa kể tâm lý để bảo vệ uy tín của ngành, của đơn vị mà các tòa thường sẽ giải quyết theo kiểu chiếu lệ hoặc xử lý nội bộ. Do đó, một khi bản án đã ghi nhận đầy đủ các luận điểm, luận cứ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì đó sẽ là cơ sở, bằng chứng để chứng minh rằng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã vô ý hay cố ý [khi mà đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã đề cập các chứng cứ, căn cứ pháp lý, lập luận… để giải quyết vụ án] khi ra bản án trái luật rồi từ đó sẽ quyết định có khởi tố Thẩm phán, hội thẩm nhân dân về tội ra bản án trái luật được quy định tại Điều 295 BLHS hay không. Và nhờ vậy mà tín răn đe sẽ được nâng cao.

Chỉ có thế mới thực sự nâng cao chất lượng xét xử, củng cố niềm tin của dân vào công lý, vào sự lãnh đạo của ĐCSVN, nâng cao uy tín của ngành tòa án. Tóm lại, để nâng cao chất lượng xét xử thì Bộ luật TTDS phải có cơ chế để bản án được tuyên dựa trên kết quả tranh tụng tại tòa.

Bài viết khác

backtop